- Thư viện tỉnh Bình Dương được hình thành trên nền tảng từ Thư viện tỉnh Sông Bé (ngày 27/4/1976), với vốn sách ban đầu là 10.000 bản sách, 12 loại báo, tạp chí. Ngày 01/01/1997, sau khi tỉnh Sông Bé chia tách thành hai tỉnh: Bình Dương - Bình Phước, vốn tài liệu của Thư viện Bình Dương là 58.000 bản sách và 150 loại báo - tạp chí, cơ sở vật chất lúc bấy giờ còn nhiều hạn chế.
- Đến năm 1999, Thư viện Bình Dương được tỉnh đầu tư xây dựng khang trang với diện tích trên 3.500 m2, trong một khuôn viên rộng hơn 10.000 m2. Từ tháng 01 /2001, trụ sở mới của Thư viện Bình Dương được đưa vào sử dụng, khởi đầu một giai đoạn phát triển mới đầy triển vọng.
Chức năng, nhiệm vụ của Thư viện tỉnh:
- Là trung tâm lưu trữ ấn phẩm của tỉnh, Thư viện có nhiệm vụ xây dựng kho tàng di sản văn hoá thành văn trở thành kho tài liệu phong phú, đầy đủ và tiêu biểu nhất cuả Tỉnh.
- Thư viện sưu tập đầy đủ và bảo quản đời đời những tài liệu của địa phương và về địa phương. Sưu tập có chọn lọc và bảo quản lâu dài những tài liệu là những tinh hoa văn hoá, những thành tựu tiên tiến về khoa học kỹ thuật trong nước cũng như nước ngoài để làm phong phú thêm bộ mặt văn hoá cũng như bổ sung nguồn lực phát triển của địa phương.
- Là trung tâm luân chuyển tài liệu, cung ứng thông tin cho mọi thành phần người đọc trong toàn tỉnh. Thư viện có trách nhiệm giới thiệu, thông báo những tài liệu mới, những tài liệu cần thiết cho công cuộc phát triển địa phương, đồng thời tổ chức một hệ thống và những phương thức luân chuyển tài liệu, cung cấp thông tin hợp lý, đáp ứng một cách thuận lợi nhất mọi nhu cầu thông tin của xã hội.
- Là trung tâm điều hoà phối hợp hoạt động thư viên thông tin trên địa bàn, thư viện tỉnh có trách nhiệm nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu, những kinh nghiệm tiên tiến của thế giới và của Việt Nam trên lĩnh vực thư viện - thông tin, đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho các thư viện huyện, thị trong tỉnh.
Trách nhiệm của các Phòng:
1. Phòng Hành chính và Quản trị Thông tin:
- Là bộ phận tham mưu giúp việc cho Ban Giám đốc, Phó Trưởng Phòng có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Bảo đảm các điều kiện làm việc và tổ chức tốt các hoạt động chung của Thư viện.
- Trực tiếp chỉ đạo, điều hành công tác của Phòng Hành chính - Tổng hợp và Bảo quản tài liệu.
- Được thừa lệnh Giám đốc nhắc nhỡ, kiểm tra các Phòng về kết quả thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Ban Giám đốc để nắm tình hình, tổng hợp báo cáo.
- Tổ chức quản lý thống nhất việc ban hành các văn bản của Thư viện, sao gửi các văn bản của Trung ương, tỉnh… đến thành viên trong Ban Giám đốc, các Phòng và Thư viện huyện, thị.
- Giúp Giám đốc tổ chức thực hiện mối quan hệ với Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Công đoàn trong quá trình chỉ đạo công việc của Thư viện.
- Có nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện; quản trị mạng; quản lý, bảo trì, bảo dưỡng máy tính và các trang thiết bị hiện đại khác.
- Số hóa tài liệu, chuyển dạng tài liệu giấy sang tài liệu điện tử.
- Quản lý cơ sở dữ liệu thư mục, dữ liệu số và quản trị website
- Biên soạn ấn phẩm thông tin chọn lọc và các loại hình thư mục.
- Hướng dẫn tra cứu và trả lời các thông tin về vốn tài liệu thư viện.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền giới thiệu vốn tài liệu thư viện và các hoạt động thông tin, tuyên truyền khác.
2. Phòng Bổ sung - Biên mục:
- Xây dựng kế hoạch bổ sung vốn tài liệu của Thư viện bằng ngân sách được cấp hàng năm, nhận lưu chiểu xuất bản ấn phẩm địa phương, biếu tặng, tài trợ, trao đổi giữa các Thư viện và nhiều hình thức khác.
- Thực hiện các chu trình xử lý kỹ thuật vốn tài liệu Thư viện theo đúng yêu cầu về tiêu chuẩn nghiệp vụ Thư viện.
- Nhập thông tin dữ liệu sách mới.
3. Phòng Phục vụ bạn đọc và mạng lưới:
- Có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ cung ứng thông tin, đáp ứng yêu cầu về sử dụng vốn tài liệu có trong hoặc ngoài Thư viện; bảo quản kho sách an toàn, sạch đẹp, sắp xếp khoa học:
- Các phòng đọc: Phòng đọc sách tổng hợp, Báo - Tạp chí, Địa chí, Đa phương tiện, Ngoại văn, Tra cứu – Địa chí và Thiếu nhi.
- Các phòng đọc chuyên biệt khác như phòng đọc sách hạn chế, phòng đọc dành cho người khiếm thị.
- Phòng mượn sách tự chọn.
- Phòng cung ứng các dịch vụ tra cứu thông tin thư viện theo yêu cầu người đọc
- Xây dựng và bảo quản kho sách phong trào để tổ chức luân chuyển vốn tài liệu giữa các Thư viện, các điểm Bưu điện Văn hoá xã trên địa bàn toàn tỉnh.
- Hướng dẫn và tham gia xây dựng mạng lưới Thư viện, phòng đọc sách cơ sở.
- Hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Thư viện trên địa bàn.
Vốn tài liệu: (năm 2023)
- Tổng số sách: 631.900 bản sách.
- Băng từ, CD, DVD: 7.488 đĩa
- Bài trích địa chí: 20.912 bài.
- Luận văn - luận án: 186 bài.
- Tổng số tờ Báo - tạp chí: 643.041 tờ
Kết quả phục vụ: (năm 2023 )
- Phục vụ: 303.907 lượt bạn đọc
- Luân chuyển: 1.185.885 lượt sách, báo - tạp chí
- Cấp mới 6.114 thẻ bạn đọc