Liên kết website :
|
[ Đăng ngày:
05/04/2016
]
|
Cán bộ Điểm BĐVHX hướng dẫn người dân truy cập internet
|
(Cinet)- Là một trong những đối tác chính triển khai Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam” do Quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ (gọi tắt là Dự án BMGF-VN), Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam đã có những sáng kiến quan trọng đóng góp vào thành công của Dự án cũng như tạo sức sống mới cho mô hình Điểm Bưu điện - Văn hóa xã (BĐVHX) ở nông thôn.
Trong tổng số 601 điểm truy nhập Internet công cộng triển khai Dự án, có tới 325 điểm là các BĐVHX. Vốn là một mô hình đầy sáng tạo trong việc phổ cập dịch vụ bưu chính - viễn thông - công nghệ thông tin cho nông thôn, nhất là khu vực vùng sâu vùng xa, nhưng những năm gần đây, BĐVHX đang mất dần sự thu hút với người dân. Nguyên nhân của vấn đề này không chỉ bởi sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin cá nhân như điện thoại di động, smartphone... mà còn ở lý do chủ quan như cơ sở hạ tầng xuống cấp, ít được đầu tư trang thiết bị mới với đường truyền Internet tốc độ cao...
Từ khi Dự án BMGF-VN được triển khai giai đoạn II, bước 3, các BĐVHX tại 12 tỉnh gồm Huế, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định đã được hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thông tin. Mỗi điểm được trang bị 05 hệ thống máy tính có kết nối Internet tốc độ cao và các thiết bị phụ trợ hoàn chỉnh. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của mỗi điểm, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam đã xây dựng quy định quản lý, vận hành, sử dụng thiết bị tin học và mạng máy tính tại điểm; Tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối chiếu doanh thu với hệ thống Observatory của Dự án; khuyến khích nhân viên làm thêm giờ để phục vụ bà con địa phương; Trực tiếp tuyên truyền, vận động để bà con biết và sử dụng máy tính phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, tinh thần... Đại diện Tổng Công ty Bưu điện cho biết, với việc giảm 50% cước truy nhập Internet cho người dân, bình quân mỗi BĐVHX thu hút được 60 người đến sử dụng máy tính/tháng,cao hơn nhiều so với trước khi Dự án triển khai. Các địa phương có BĐVHX thu hút được người dân đến sử dụng máy tính và truy nhập Internet nhiều nhất là Quảng Ngãi (33.913 giờ); Quảng Nam (31.900 giờ) và Quảng Trị (30.034 giờ).
Tuy nhiên, vì phần lớn những BĐVHX đều ở khu vực nông thôn, miền núi nên trình độ cán bộ điểm cũng như của người dân trong tiếp cận với máy tính và Internet còn hạn chế. Công tác hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật mới được tổ chức định kỳ nên đôi khi địa phương còn lúng túng... Đây là vấn đề trước mắt mà Dự án cũng như các đối tác triển khai đang nỗ lực giải quyết nhằm duy trì lợi ích của Internet đối với đời sống của người dân nông thôn một cách bền vững.
Trước đó, tháng 4/2015, Dự án đã hoàn thành việc lắp đặt 3.985 bộ máy tính có kết nối Internet tại 601 điểm Thư viện công cộng và BĐVHX cho các địa phương trong khuôn khổ giai đoạn II, bước 3. Khoảng 50 lớp đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng cho cán bộ chuyên môn, cũng như gần 2.000 sự kiện truyền thông đã được tổ chức, góp phần hiện hóa cơ sở hạ tầng thông tin ở nông thôn cũng như mang đến nhiều cơ hội tiếp cận thông tin một cách bình đẳng cho các đối tượng dân cư.
CTV
Theo cinet.gov.vn
(Cinet)- Là một trong những đối tác chính triển khai Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam” do Quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ (gọi tắt là Dự án BMGF-VN), Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam đã có những sáng kiến quan trọng đóng góp vào thành công của Dự án cũng như tạo sức sống mới cho mô hình Điểm Bưu điện - Văn hóa xã (BĐVHX) ở nông thôn.Trong tổng số 601 điểm truy nhập Internet công cộng triển khai Dự án, có tới 325 điểm là các BĐVHX. Vốn là một mô hình đầy sáng tạo trong việc phổ cập dịch vụ bưu chính - viễn thông - công nghệ thông tin cho nông thôn, nhất là khu vực vùng sâu vùng xa, nhưng những năm gần đây, BĐVHX đang mất dần sự thu hút với người dân. Nguyên nhân của vấn đề này không chỉ bởi sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin cá nhân như điện thoại di động, smartphone... mà còn ở lý do chủ quan như cơ sở hạ tầng xuống cấp, ít được đầu tư trang thiết bị mới với đường truyền Internet tốc độ cao...Từ khi Dự án BMGF-VN được triển khai giai đoạn II, bước 3, các BĐVHX tại 12 tỉnh gồm Huế, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định đã được hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thông tin. Mỗi điểm được trang bị 05 hệ thống máy tính có kết nối Internet tốc độ cao và các thiết bị phụ trợ hoàn chỉnh. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của mỗi điểm, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam đã xây dựng quy định quản lý, vận hành, sử dụng thiết bị tin học và mạng máy tính tại điểm; Tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối chiếu doanh thu với hệ thống Observatory của Dự án; khuyến khích nhân viên làm thêm giờ để phục vụ bà con địa phương; Trực tiếp tuyên truyền, vận động để bà con biết và sử dụng máy tính phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, tinh thần... Đại diện Tổng Công ty Bưu điện cho biết, với việc giảm 50% cước truy nhập Internet cho người dân, bình quân mỗi BĐVHX thu hút được 60 người đến sử dụng máy tính/tháng,cao hơn nhiều so với trước khi Dự án triển khai. Các địa phương có BĐVHX thu hút được người dân đến sử dụng máy tính và truy nhập Internet nhiều nhất là Quảng Ngãi (33.913 giờ); Quảng Nam (31.900 giờ) và Quảng Trị (30.034 giờ).Tuy nhiên, vì phần lớn những BĐVHX đều ở khu vực nông thôn, miền núi nên trình độ cán bộ điểm cũng như của người dân trong tiếp cận với máy tính và Internet còn hạn chế. Công tác hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật mới được tổ chức định kỳ nên đôi khi địa phương còn lúng túng... Đây là vấn đề trước mắt mà Dự án cũng như các đối tác triển khai đang nỗ lực giải quyết nhằm duy trì lợi ích của Internet đối với đời sống của người dân nông thôn một cách bền vững.Trước đó, tháng 4/2015, Dự án đã hoàn thành việc lắp đặt 3.985 bộ máy tính có kết nối Internet tại 601 điểm Thư viện công cộng và BĐVHX cho các địa phương trong khuôn khổ giai đoạn II, bước 3. Khoảng 50 lớp đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng cho cán bộ chuyên môn, cũng như gần 2.000 sự kiện truyền thông đã được tổ chức, góp phần hiện hóa cơ sở hạ tầng thông tin ở nông thôn cũng như mang đến nhiều cơ hội tiếp cận thông tin một cách bình đẳng cho các đối tượng dân cư.CTVTheo cinet.gov.vn
CÁC TIN KHÁC
|